Chuyển đến nội dung chính

03. Lạm bàn tiếp về Representative office hay Đại lý độc quyền

 Lúc viết về hình thức đại diện (Reps) mình định mở ngoặc ra (đại lý độc quyền) để bổ sung là hai hình thức này tương tự nhau. Tuy nhiên, về thực chất lại không phải vậy, hình thức hợp tác đại diện sâu rộng hơn, không chỉ về bán hàng mà còn về hình ảnh thương hiệu, về sự phù hợp văn hóa, về đình hướng công ty và về con người.

Ở hình thức đại lý độc quyền, các Hãng thường sẽ chọn 1 đơn vị địa phương để tạo lập thị trường, thường Hãng sẽ không đặt văn phòng tại nơi đó mà các giao tiếp hỗ trợ đều xuất phát từ văn phòng của vùng. Việt Nam thường chịu quản lý trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương (AsPac), một vài Hãng họ chia AsPac nhưng trừ các thị trường lớn như Nhật, Hàn, TQ. Trong ngành mình làm, đa số văn phòng khu vực thường đặt ở Singapore.
Các Hãng thường chọn Đại lý độc quyền dựa trên vài yếu tố như thế mạnh công ty phù hợp với thế mạnh của Hãng, tiềm lực tài chính, khả năng cam kết đầu tư về nhân sự và kỹ thuật, và quan trọng nhất là cam kết doanh số. Doanh số đóng vai trò mấu chốt, vì hình thức Đại lý độc quyền mang tính thương mại nhiều hơn. Về phía Hãng, sau khi thị trường đủ lớn, hay họ thấy Đại lý độc quyền của họ đã đụng trần, không thể thoát ra khỏi bẫy tăng trưởng hay bẫy doanh thu, thì họ có thể thay đổi chiến lược chuyển sang hình thức đại lý ủy quyền, nhằm duy trì tăng trưởng doanh số. Với Hãng, rủi ro về việc chọn đối tác độc quyền đó là rủi ro về "thời gian", rủi ro mất đi cơ hội khi chỉ phụ thuộc duy nhất vào đối tác, nếu đối tác không đủ tập trung và năng lực, kế hoạch kinh doanh có thể thất bại. Rủi ro tiếp theo là rủi ro về kiểm soát thị trường, vì quản lý từ xa nên sự phụ thuộc của Hãng vào đại lý độc quyền là lớn, một vài đại lý khi đã lớn thì trở lên tự phụ, gây khó khăn và nhũng nhiễu khi Hãng muốn thay đổi chiến lược.
Một công ty địa phương, khi được trao quyền đại lý độc quyền có lợi thế lớn. Độc quyền là 1 rào cản gia nhập thị trường rất lớn (barrier of entry) cho các công ty khác, tạo nên thế mạnh để làm thị trường. Đại lý độc quyền còn được hỗ trợ rất mạnh về thương mại và kỹ thuật, bảo vệ sự độc quyền bán hàng trong lãnh thổ được chỉ định. Miễn là không bị trùng lắp về sản phẩm, đại lý độc quyền còn có thể làm với các đối tác khác. Ngoài ra, Đại lý độc quyền có cơ hội học hỏi tư duy bán hàng và kỹ thuật, thúc đẩy sự phát triển của công ty. Với hình thức này, đại lý độc quyền phải duy trì được doanh số cam kết và duy trì mức tăng trưởng hàng năm. Rủi ro bị mất độc quyền là 1 rủi ro lớn, cho nên cần phải vừa tập trung đạt các mục tiêu để duy trì doanh số cam kết, vừa phải cân bằng trong quản trị bán hàng, thiết lập mối quan hệ tin tưởng, tư duy chiến lược, tư duy quản trị rủi ro.

Dù là hình thức hợp tác nào, thì communication giữa hai bên là quan trong nhất.




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bản vẽ quy trình công nghệ và đo lường P&ID

P&ID có 2 cách diễn giải, chữ P đầu tiên có thể là Process hay Piping tùy vào mục đích sử dụng. Vì vậy, Bản vẽ quy trình công nghệ (hay đường ống) và các thiết bị đo lường là bản vẽ thể hiện thông tin cơ bản về công nghệ, đường ống và các thiết bị đo lường. Bản vẽ này được sử dụng nhiều nhất trong quá trình thiết kế, vận hành và bảo trì. Nó giúp cho các kỹ sư hiểu một cách tổng quát nhất toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất trong nhà máy với mức độ chi tiết đáng ngạc nhiên về công nghệ, về đường ống, về đo lường bằng cách sử dụng các quy ước ký hiệu theo tiêu chuẩn ISA5.1-1992 (Instrumentation Symbols and Identification) và tiêu chuẩn ISA5.3-1983 (Graphic Ssymbols for Distributed Conttrol/ Shared Display Instrumentation,…). Về công nghệ, P&ID thể hiện được với từng công nghệ trong chu trình xử lý hay sản xuất của nhà máy, các thiết bị chính nào được sử dụng, công suất vận hành thiết kế ra sao, các thiết bị này có thông tin về công nghệ như áp suất, nhiệt độ như thế nào? ...

Lại nói về bảo trì.

  Lại nói về bảo trì. Bảo trì thì có các loại: bảo trì sửa chữa (breakdown) và bảo trì ngăn ngừa (preventive). Sau này, nhờ công nghệ vi xử lý phát triển đồng thời thu thập dữ liệu máy dễ dàng hơn, bảo trì dự báo (predictive) dần trở lên phổ biến. Mình tin rằng, tương lai chỉ cần 5 đến 10 năm nữa thì máy móc có thể chủ động "nhắn" cho con người là "tôi sắp bệnh" để có hành động bảo trì ngăn ngừa kịp thời. Quay lại bảo trì trong các nhà máy, thì hiện tại phổ biến vẫn là bảo trì sửa chữa và bảo trì ngăn ngừa. Bảo trì sửa chữa hiểu đơn giản là khi nào hư thì sửa, không phải sử dụng nguồn nhân lực thường xuyên và in-house, xử lý sự cố bằng cách thay thế hay thuê ngoài vào sửa. Có nhiều nhược điểm trong bảo trì sửa chữa, chủ yếu vẫn là do bị động. Bảo trì sửa chữa phù hợp với các xưởng sản xuất chế biến nhỏ, môi trường làm việc không thuộc có nguy cơ nguy hiểm như cháy nổ, khi xảy ra sự cố ảnh hưởng đến sản lượng, không gây ảnh hưởng quá nhiều đến kế hoạch sản xuất. Ngượ...

Bản vẽ quy trình công nghệ (Process Flow Diagram - PFD)

Các câu hỏi lớn cần phải trả lời khi thiết kế một hệ thống công nghệ được đặt ra cho nhóm thiết kế là: Đầu vào nguyên liệu của nhà máy là gì, có tính chất ra sao, có bao nhiêu đầu vào? Đầu ra sản phẩm có đặc tính gì, có bao nhiêu sản phẩm được sản xuất ra sau khi kết thúc quy trình công nghệ? Các thiết bị chính trong quy trình công nghệ ra sao, chúng được kết nối như thế nào? Các câu hỏi này cần phải được trả lời rõ ràng từ các kỹ sư của nhóm dự án. Và việc phát triển quy trình công nghệ có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn tiền khả thi, giúp cho chủ đầu tư dự toán được chi phí đầu tư dự kiến. Người chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển và kiểm soát bản vẽ này là kỹ sư công nghệ. Tuy nhiên, kỹ sư đo lường và kỹ sư điện cũng cần tham gia để đảm bảo bản vẽ quy trình công nghệ được hoàn thiện, khi các thiết bị chính được xác định, kỹ sư đo lường cần lên được quy mô của hệ thống tự động, vẽ được sơ đồ khối tổng quan nhất. Vì tính chất chuyên môn...