Chuyển đến nội dung chính

Thiết kế kỹ thuật: Thiết kế cơ sở front end và thiết kế chi tiết

 Thiết kế kỹ thuật (engineering design) thường được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn thiết kế cơ sở (Front end engineering) và giai đoạn thiết kế chi tiết (detailed engineering). 

Giai đoạn front-end dài hay ngắn tùy thuộc vào từng dự án, quy mô dự án và các điều kiện khác. Đầu ra của giai đoạn front-end phải định nghĩa được các yêu cầu của dự án (project requirements), các tiêu chuẩn thiết kế, các hướng dẫn và các yêu cầu của nước sở tại hay yêu cầu riêng biệt của chủ đầu tư; chính những tài liệu này là cơ sở nền tảng cho sự thành công của giai đoạn sau là thiết kế chi tiết. Thông thường trong ngành dầu khí, các dự án được thiết kế front end khá bài bản và tốn nhiều thời gian, tuy nhiên nếu các tài liệu cơ sở này chi tiết và cụ thể, thì khi triển khai giai đoạn thiết kế chi tiết sẽ đẩy dự án đi rất nhanh và có chất lượng. Thiết kế front end thường là thiết kế mang tính cơ sở, thường hay được thực hiện bởi các kỹ sư nội bộ của chủ đầu tư. Vì tính chất ảnh hưởng của thiết kế cơ sở lên toàn bộ dự án, kỹ sư nội bộ dưới góc nhìn của chủ đầu tư sẽ mang lại lợi ích hài hòa nhất giữa vốn đâu tư và chất lượng dự án.

Giai đoạn thiết kế chi tiết bao gồm việc chuẩn bị tất cả các bản vẽ và tài liệu chi tiết phục vụ cho công tác mời thầu và đấu thầu, xây dựng, chạy thử, vận hành và bảo trì, bảo hành. Thông thường, các dự án có quy mô đều thuê ngoài do 1 đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế chi tiết, dưới sự chấp thuận của kỹ sư từ chủ đầu tư. Đôi khi, với thiết kế chi tiết theo dạng từng cụm (skid hay module), các cụm này cũng có thể được chi nhỏ cho nhà cung cấp trực tiếp tham gia thiết kế và xây dựng, với cách này, các điểm đấu nối (tie-in) và phạm vi công việc (battery limits) phải được xác định rõ, các đơn vị cung cấp dịch vụ hoặc  phải hiểu thật rõ các yêu cầu từ tài liệu thiết kế cơ sở. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

01. Đại lý ủy quyền, Đại diện hay Đại lý độc quyền?

  Chuyến đi dọc Việt Nam của mình là tháng 03/2005, lúc đó mình đi cùng 1 anh người Malaysia là Giám đốc marketing của vùng, nghiên cứu thị trường mảng công tắc ổ cắm cho Siemens. Sau khi có báo cáo về thị trường thì mình tham gia vào việc thương lượng và đàm phán tìm đại lý. Trong ngành Tự động, đo lường và điện dân dụng mà mình đang làm, đa số các Hãng lớn đến Việt Nam đều tìm cho mình một đối tác để có thể cùng nhau khai thác và phát triển thị trường. Các hình thức hợp tác cũng đa dạng, từ thương mại đến đại lý và đại diện. Việc xác định hợp tác với đối tác địa phương như thế nào tùy thuộc vào chiến lược của từng Hãng. Quyền đại diện là một trong những hình thức hợp tác giữa Hãng và công ty địa phương. Đại diện (Representatives): nói nôm na là cánh tay nối dài của Hãng khi họ chưa có văn phòng hay văn phòng nhỏ tại Việt Nam, Hãng sẽ trao quyền rất lớn cho đại diện của họ, hỗ trợ họ hết mình cả về Bán Hàng và đào tạo kỹ thuật cho nhân viên của công ty đại diện. Vì vậy đối với các...

Độ chính xác (Accuracy)

Theo định nghĩa của ISA (International Society of Automation), độ chính xác (Accuracy) trong thiết bị đo lường là mức độ phù hợp của giá trị chỉ thị so với giá trị chuẩn được chấp nhận hay so với giá trị lý tưởng Độ chính xác của giá trị đo (Accuracy, measured) được định nghĩa là mức độ sai khác (dương hay âm) lớn nhất quan sát được trong quá trình đo   dưới điều kiện hoạt động   cụ thể và phương pháp đo cụ thể Vậy khi nói đến độ chính xác, cần lưu ý đến các yếu tố sau: Các điều kiện vận hành cụ thể (specified conditions) như điều kiện về nhiệt độ, áp suất, lưu lượng,… Phương pháp đo hay quy trình đo cụ thể (specified procedure) Trong đo lường công nghiệp, rõ ràng khái niệm độ chính xác là mối quan tâm chính của kỹ sư đo lường và tự động. Bởi lẽ, đo lường chính xác thì mới điều khiển chính xác 1 quá trình, qua đó tối ưu được đầu ra của quá trình điều khiển. Tuy nhiên độ chính xác và sai số gây ra khá nhiều nhầm lẫn và rắc rối trong quyết ...