Chuyển đến nội dung chính

01. Đại lý ủy quyền, Đại diện hay Đại lý độc quyền?

 Chuyến đi dọc Việt Nam của mình là tháng 03/2005, lúc đó mình đi cùng 1 anh người Malaysia là Giám đốc marketing của vùng, nghiên cứu thị trường mảng công tắc ổ cắm cho Siemens. Sau khi có báo cáo về thị trường thì mình tham gia vào việc thương lượng và đàm phán tìm đại lý.

Trong ngành Tự động, đo lường và điện dân dụng mà mình đang làm, đa số các Hãng lớn đến Việt Nam đều tìm cho mình một đối tác để có thể cùng nhau khai thác và phát triển thị trường. Các hình thức hợp tác cũng đa dạng, từ thương mại đến đại lý và đại diện. Việc xác định hợp tác với đối tác địa phương như thế nào tùy thuộc vào chiến lược của từng Hãng. Quyền đại diện là một trong những hình thức hợp tác giữa Hãng và công ty địa phương.
Đại diện (Representatives): nói nôm na là cánh tay nối dài của Hãng khi họ chưa có văn phòng hay văn phòng nhỏ tại Việt Nam, Hãng sẽ trao quyền rất lớn cho đại diện của họ, hỗ trợ họ hết mình cả về Bán Hàng và đào tạo kỹ thuật cho nhân viên của công ty đại diện. Vì vậy đối với các Hãng lớn, họ rất quan tâm nếu Đại diện của họ đi chệch khỏi giá trị và đường lối kinh doanh, có thể gây tổn thương về thương hiệu và hình ảnh thị trường của họ. Việc lựa chọn và trao quyền cho 1 đơn vị đại diện địa phương có thể giúp Hãng hiểu sâu hơn về thị trường, đồng thời kiểm soát được thị trường theo như chiến lược của Hãng (duy trì rào cản, duy trì giá,...). Đơn vị đại diện sẽ trung thành hầu như tuyệt đối và cam kết đi cùng Hãng trong tất cả các cơ hội bán hàng. Thường thì các công ty local luôn muốn là Đại diện cho 1 hãng lớn, để có thể tận dụng sức mạnh của Hãng và phát triển công ty nhanh chóng trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, làm đại diện, với một vài công ty, có thể lại là 1 rủi ro rất lớn với công việc kinh doanh khi Hãng rút quyền đại diện. Với Hãng, họ cũng chịu rủi ro bán hàng khi phụ thuộc vào năng lực của 1 công ty địa phương, rủi ro mất đi chất xám đào tạo và các giá trị vô hình khác.
Vì vậy, hình thức Đại diện cần sự tin tưởng của cả hai phía, cùng đồng hành, cùng phát triển. Mình hay đùa khi nói với bạn bè về các hình thức đối tác, là làm đại diện cho 1 Hãng cũng như là vợ/chồng; có gì thì trao đổi với nhau, miễn còn tin nhau thì cả hai đều thăng tiến. Ví von kiểu này nghe thoạt nhiên không ổn, nhưng thực chất mối quan hệ giữa 2 công ty vẫn là mối quan hệ giữa con người - con người, có yêu, giận và ghét. Quản lý Đối tác chính là quản lý bản thân của chủ doanh nghiệp mà thôi.
Không chỉ có Đối tác đại diện, mà còn nhiều hình thức như Đại lý độc quyền, Đại lý ủy quyền, đại lý thương mại, nhà tích hợp hệ thống; mỗi hình thức trên, đều có cái được cái mất khi phát triển thị trường. Mình sẽ viết tiếp sau.
P/S: Hình chụp năm 2005, núi Ngũ Hành Đà Nẵng, view biển và núi. Đà Nẵng lúc ấy còn hoang sơ.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bản vẽ quy trình công nghệ và đo lường P&ID

P&ID có 2 cách diễn giải, chữ P đầu tiên có thể là Process hay Piping tùy vào mục đích sử dụng. Vì vậy, Bản vẽ quy trình công nghệ (hay đường ống) và các thiết bị đo lường là bản vẽ thể hiện thông tin cơ bản về công nghệ, đường ống và các thiết bị đo lường. Bản vẽ này được sử dụng nhiều nhất trong quá trình thiết kế, vận hành và bảo trì. Nó giúp cho các kỹ sư hiểu một cách tổng quát nhất toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất trong nhà máy với mức độ chi tiết đáng ngạc nhiên về công nghệ, về đường ống, về đo lường bằng cách sử dụng các quy ước ký hiệu theo tiêu chuẩn ISA5.1-1992 (Instrumentation Symbols and Identification) và tiêu chuẩn ISA5.3-1983 (Graphic Ssymbols for Distributed Conttrol/ Shared Display Instrumentation,…). Về công nghệ, P&ID thể hiện được với từng công nghệ trong chu trình xử lý hay sản xuất của nhà máy, các thiết bị chính nào được sử dụng, công suất vận hành thiết kế ra sao, các thiết bị này có thông tin về công nghệ như áp suất, nhiệt độ như thế nào? ...

Lại nói về bảo trì.

  Lại nói về bảo trì. Bảo trì thì có các loại: bảo trì sửa chữa (breakdown) và bảo trì ngăn ngừa (preventive). Sau này, nhờ công nghệ vi xử lý phát triển đồng thời thu thập dữ liệu máy dễ dàng hơn, bảo trì dự báo (predictive) dần trở lên phổ biến. Mình tin rằng, tương lai chỉ cần 5 đến 10 năm nữa thì máy móc có thể chủ động "nhắn" cho con người là "tôi sắp bệnh" để có hành động bảo trì ngăn ngừa kịp thời. Quay lại bảo trì trong các nhà máy, thì hiện tại phổ biến vẫn là bảo trì sửa chữa và bảo trì ngăn ngừa. Bảo trì sửa chữa hiểu đơn giản là khi nào hư thì sửa, không phải sử dụng nguồn nhân lực thường xuyên và in-house, xử lý sự cố bằng cách thay thế hay thuê ngoài vào sửa. Có nhiều nhược điểm trong bảo trì sửa chữa, chủ yếu vẫn là do bị động. Bảo trì sửa chữa phù hợp với các xưởng sản xuất chế biến nhỏ, môi trường làm việc không thuộc có nguy cơ nguy hiểm như cháy nổ, khi xảy ra sự cố ảnh hưởng đến sản lượng, không gây ảnh hưởng quá nhiều đến kế hoạch sản xuất. Ngượ...

Bản vẽ quy trình công nghệ (Process Flow Diagram - PFD)

Các câu hỏi lớn cần phải trả lời khi thiết kế một hệ thống công nghệ được đặt ra cho nhóm thiết kế là: Đầu vào nguyên liệu của nhà máy là gì, có tính chất ra sao, có bao nhiêu đầu vào? Đầu ra sản phẩm có đặc tính gì, có bao nhiêu sản phẩm được sản xuất ra sau khi kết thúc quy trình công nghệ? Các thiết bị chính trong quy trình công nghệ ra sao, chúng được kết nối như thế nào? Các câu hỏi này cần phải được trả lời rõ ràng từ các kỹ sư của nhóm dự án. Và việc phát triển quy trình công nghệ có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn tiền khả thi, giúp cho chủ đầu tư dự toán được chi phí đầu tư dự kiến. Người chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển và kiểm soát bản vẽ này là kỹ sư công nghệ. Tuy nhiên, kỹ sư đo lường và kỹ sư điện cũng cần tham gia để đảm bảo bản vẽ quy trình công nghệ được hoàn thiện, khi các thiết bị chính được xác định, kỹ sư đo lường cần lên được quy mô của hệ thống tự động, vẽ được sơ đồ khối tổng quan nhất. Vì tính chất chuyên môn...