Chuyển đến nội dung chính

Lại nói về bảo trì.

 
Lại nói về bảo trì.

Bảo trì thì có các loại: bảo trì sửa chữa (breakdown) và bảo trì ngăn ngừa (preventive). Sau này, nhờ công nghệ vi xử lý phát triển đồng thời thu thập dữ liệu máy dễ dàng hơn, bảo trì dự báo (predictive) dần trở lên phổ biến. Mình tin rằng, tương lai chỉ cần 5 đến 10 năm nữa thì máy móc có thể chủ động "nhắn" cho con người là "tôi sắp bệnh" để có hành động bảo trì ngăn ngừa kịp thời.
Quay lại bảo trì trong các nhà máy, thì hiện tại phổ biến vẫn là bảo trì sửa chữa và bảo trì ngăn ngừa. Bảo trì sửa chữa hiểu đơn giản là khi nào hư thì sửa, không phải sử dụng nguồn nhân lực thường xuyên và in-house, xử lý sự cố bằng cách thay thế hay thuê ngoài vào sửa. Có nhiều nhược điểm trong bảo trì sửa chữa, chủ yếu vẫn là do bị động. Bảo trì sửa chữa phù hợp với các xưởng sản xuất chế biến nhỏ, môi trường làm việc không thuộc có nguy cơ nguy hiểm như cháy nổ, khi xảy ra sự cố ảnh hưởng đến sản lượng, không gây ảnh hưởng quá nhiều đến kế hoạch sản xuất. Ngược lại với bảo trì sửa chữa là bảo trì ngăn ngừa, nôm na là, thiết bị được kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bảo trì ngăn ngừa cần có đội maitenance in-house thật tốt, có đầy đủ các vị trí từ Supervisor đến kỹ sư; planning và organization chart cho team maintenance này. Đội này cũng được đào tạo nhiều về bảo trì, viết các procedure cho công tác bảo trì, đánh giá các hoạt động bảo trì hàng tuần. Nói chung là khá tốn chi phí, nhưng bù lại hệ thống sản xuất hoạt động trơn tru. Bảo trì ngăn ngừa hiệu quả nhất khi sản phẩm có giá trị, mỗi khi shutdown là gây thiệt hại đến sản lượng và kế hoạch sản xuất. Đọc thêm bài bảo trì mình viết, và xem hình chi phí bảo trì #maintenance #breakdown #preventive #predictive

Mình đã từng được làm với các hệ thống bảo trì ngăn ngừa cực tốt từ BP, NamConSon,CLJOC; bảo trì ngăn ngừa lúc này đã tiến hóa thành bảo trì tự quản (autonomous maintenance) rồi.
Vậy thì, hiểu về bảo trì rồi thì bán dịch vụ này ra sao. Lúc mình qua làm cho Việt An Service, xây dựng product porfolio, mình cũng phải xác định lại "nỗi đau" của khách hàng với mảng sản phẩm quan trắc là gì, rồi xác định xem khách hàng có đội in-house hay không, để mà promote sản phẩm bảo trì breakdown hay ngăn ngừa. Nếu end-user có tư duy bảo trì breakdown, thì nên bán spares cho họ, để giúp họ ứng phó với breakdown. Nếu khách hàng có tư duy bảo trì ngăn ngừa, budget rủng rỉnh, và không có đội in-house chuyên cho hệ thống, thì bán bảo trì định kỳ cho họ. Cách tiếp cận này giúp tăng doanh số lên rất lớn, từ 17 hợp đồng của năm trước đó (chủ yếu bán spares) lên hơn 80 hợp đồng, giá trị tăng gấp 3 lần.
Cho dù sau này có ai đó chê mình, thì nhìn performance như vậy, mình đã xây team mình rất tốt cả về ethics, có back-up không sơ bị hụt know-how khi có ai đó trong team nghỉ, thì mình vẫn thấy rất tự hào về team Service.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thiết kế kỹ thuật: Thiết kế cơ sở front end và thiết kế chi tiết

 Thiết kế kỹ thuật (engineering design) thường được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn thiết kế cơ sở (Front end engineering) và giai đoạn thiết kế chi tiết (detailed engineering).  Giai đoạn front-end dài hay ngắn tùy thuộc vào từng dự án, quy mô dự án và các điều kiện khác. Đầu ra của giai đoạn front-end phải định nghĩa được các yêu cầu của dự án (project requirements), các tiêu chuẩn thiết kế, các hướng dẫn và các yêu cầu của nước sở tại hay yêu cầu riêng biệt của chủ đầu tư; chính những tài liệu này là cơ sở nền tảng cho sự thành công của giai đoạn sau là thiết kế chi tiết. Thông thường trong ngành dầu khí, các dự án được thiết kế front end khá bài bản và tốn nhiều thời gian, tuy nhiên nếu các tài liệu cơ sở này chi tiết và cụ thể, thì khi triển khai giai đoạn thiết kế chi tiết sẽ đẩy dự án đi rất nhanh và có chất lượng. Thiết kế front end thường là thiết kế mang tính cơ sở, thường hay được thực hiện bởi các kỹ sư nội bộ của chủ đầu tư. Vì tính chất ảnh hưởng của thiết kế c...

01. Đại lý ủy quyền, Đại diện hay Đại lý độc quyền?

  Chuyến đi dọc Việt Nam của mình là tháng 03/2005, lúc đó mình đi cùng 1 anh người Malaysia là Giám đốc marketing của vùng, nghiên cứu thị trường mảng công tắc ổ cắm cho Siemens. Sau khi có báo cáo về thị trường thì mình tham gia vào việc thương lượng và đàm phán tìm đại lý. Trong ngành Tự động, đo lường và điện dân dụng mà mình đang làm, đa số các Hãng lớn đến Việt Nam đều tìm cho mình một đối tác để có thể cùng nhau khai thác và phát triển thị trường. Các hình thức hợp tác cũng đa dạng, từ thương mại đến đại lý và đại diện. Việc xác định hợp tác với đối tác địa phương như thế nào tùy thuộc vào chiến lược của từng Hãng. Quyền đại diện là một trong những hình thức hợp tác giữa Hãng và công ty địa phương. Đại diện (Representatives): nói nôm na là cánh tay nối dài của Hãng khi họ chưa có văn phòng hay văn phòng nhỏ tại Việt Nam, Hãng sẽ trao quyền rất lớn cho đại diện của họ, hỗ trợ họ hết mình cả về Bán Hàng và đào tạo kỹ thuật cho nhân viên của công ty đại diện. Vì vậy đối với các...