Chuyển đến nội dung chính

Commodity trap - đừng biến hàng giá trị thành hàng bình dân bằng giá rẻ để lấy doanh số

Có bao giờ bạn nghe một nhân viên Bán hàng hay trưởng phòng bán hàng than phiền về việc không bán được hàng hoặc hy sinh lợi nhuận do phải cạnh tranh về giá? Khi bạn nghe được lời than phiền đó, liệu đó là một "cái cớ" cho việc không bán được hàng hay đó là điểm đáng lưu tâm.

Sự thật là, ngay cả với sản phẩm cơ bản nhất như gạo, dầu, … vẫn có thể bán được với giá thành tốt hơn nếu có chiến lược khác biệt hóa bằng độ sẵn có, chế độ thanh toán hấp dẫn và các dịch vụ đi kèm với sản phẩm cốt lõi của công ty.

Quy luật hàng hóa phổ biến (commodity trap) được định nghĩa là một sản phẩm hay giải pháp, mà trước đây chỉ có 1 vài công ty có thể sản xuất, nay trở lên phổ biến hơn với sự tham gia vào thị trường của nhiều công ty khác. Lúc này, thị trường từ trạng thái độc quyền nhóm sang trạng thái cạnh tranh hoàn toàn, mà ở đó người bán không còn khả năng chi phối giá cả, người mua sẽ là người quyết định về giá.

Quy luật hàng hóa phổ biến là quy luật không thể tránh khỏi trong các ngành nghề (ngoại trừ ngành nghề có sự chi phối của chính sách).

Có 3 cách sau để "chiến đấu" với quy luật hàng hóa phổ biến:

  1. Innovate (Sáng tạo và cải tiến) Sáng tạo và cải tiến không ngừng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thâm chí có thể nâng cấp sản phẩm hiện tại, tạo ra một tiêu chuẩn mới hơn mà các đối thủ phải chạy theo.
  2. Bundle (bán gói sản phẩm) ngoài sản phẩm cốt lõi, các sản phẩm được bán kèm với các dịch vụ sau bán hàng, để khách hàng an tâm về việc mua sản phẩm với giá thành cao hơn.
  3. Segment (phân khúc thị trường) tạo thị trường ngách để tách sản phẩm mình ra khỏi thị trường cạnh tranh về giá.

 Các chiến lược trên đều đòi hỏi sự tập trung và nghiên cứu, thường diễn ra trong thời gian dài.

Vậy, khi nhận thấy sản phẩm công ty đang rơi vào "commodity trap", quản lý bán hàng cần làm gì để thoát khỏi "me-too", dư thừa năng lực (đổ nguồn lực mà không bán được hàng) và cắt giảm lợi nhuận do việc giảm giá?

  1. Xác định lại tập khách hàng, cố gắng thương lượng về giá, nếu họ chỉ muốn giá thấp, đó có thể không phải tập khách hàng của bạn . Bạn sẽ mất thị trường nhưng sẽ giữ và cải tiến được lợi nhuận. Khi bạn lung lay trước quyết định này, bạn cần trả lời được câu hỏi "bán hàng không có lợi nhuận, có đáng để mình làm không? Việc này có thể tạo ra 1 nền giá thấp mới và từ đó làm biên lợi nhuận của bạn giảm, tạo một tiền đề xấu cho sự phát triển bền vững?
  2. Chi hoa hồng theo lợi nhuận, không phải theo doanh số bán hàng. Việc chi hoa hồng theo doanh số chỉ tạo ra động lực cố bán được hàng của đội ngũ sales, mà quên đi mục đích chính của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận.
  3. Cắt giảm và tối ưu chi phí, mua lại đối thủ.
  4. Chi tiết hóa và làm phức tạp cơ cấu giá, để đối thủ không dễ dàng bắt chước, đồng thời nhấn mạnh cơ cấu giá của bạn là hợp lý.

Đối diện với quy luật hàng hóa phổ biến và xác định được sản phẩm trọng tâm 1 cách rõ ràng, nâng cao khả năng sáng tạo và khác biệt hóa sản phẩm, giá cả sẽ không còn là yếu tố sống còn. Các hành động cụ thể sau có thể được tiến hành ngay trong tổ chức :

  • Tập trung vào việc xác định unique selling points cùng nhau (Sales, marketing, leadership team)
  • Hiểu các đối thủ cạnh tranh
  • Lắng nghe khách hàng
  • Người lãnh đạo, hãy hành động như 1 nhà lãnh đạo có tầm hiểu biết, đưa ra phương án rõ ràng
  • Kiên định và tập trung vào sản phẩm cốt lõi.

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thiết kế kỹ thuật: Thiết kế cơ sở front end và thiết kế chi tiết

 Thiết kế kỹ thuật (engineering design) thường được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn thiết kế cơ sở (Front end engineering) và giai đoạn thiết kế chi tiết (detailed engineering).  Giai đoạn front-end dài hay ngắn tùy thuộc vào từng dự án, quy mô dự án và các điều kiện khác. Đầu ra của giai đoạn front-end phải định nghĩa được các yêu cầu của dự án (project requirements), các tiêu chuẩn thiết kế, các hướng dẫn và các yêu cầu của nước sở tại hay yêu cầu riêng biệt của chủ đầu tư; chính những tài liệu này là cơ sở nền tảng cho sự thành công của giai đoạn sau là thiết kế chi tiết. Thông thường trong ngành dầu khí, các dự án được thiết kế front end khá bài bản và tốn nhiều thời gian, tuy nhiên nếu các tài liệu cơ sở này chi tiết và cụ thể, thì khi triển khai giai đoạn thiết kế chi tiết sẽ đẩy dự án đi rất nhanh và có chất lượng. Thiết kế front end thường là thiết kế mang tính cơ sở, thường hay được thực hiện bởi các kỹ sư nội bộ của chủ đầu tư. Vì tính chất ảnh hưởng của thiết kế c...

01. Đại lý ủy quyền, Đại diện hay Đại lý độc quyền?

  Chuyến đi dọc Việt Nam của mình là tháng 03/2005, lúc đó mình đi cùng 1 anh người Malaysia là Giám đốc marketing của vùng, nghiên cứu thị trường mảng công tắc ổ cắm cho Siemens. Sau khi có báo cáo về thị trường thì mình tham gia vào việc thương lượng và đàm phán tìm đại lý. Trong ngành Tự động, đo lường và điện dân dụng mà mình đang làm, đa số các Hãng lớn đến Việt Nam đều tìm cho mình một đối tác để có thể cùng nhau khai thác và phát triển thị trường. Các hình thức hợp tác cũng đa dạng, từ thương mại đến đại lý và đại diện. Việc xác định hợp tác với đối tác địa phương như thế nào tùy thuộc vào chiến lược của từng Hãng. Quyền đại diện là một trong những hình thức hợp tác giữa Hãng và công ty địa phương. Đại diện (Representatives): nói nôm na là cánh tay nối dài của Hãng khi họ chưa có văn phòng hay văn phòng nhỏ tại Việt Nam, Hãng sẽ trao quyền rất lớn cho đại diện của họ, hỗ trợ họ hết mình cả về Bán Hàng và đào tạo kỹ thuật cho nhân viên của công ty đại diện. Vì vậy đối với các...

Lại nói về bảo trì.

  Lại nói về bảo trì. Bảo trì thì có các loại: bảo trì sửa chữa (breakdown) và bảo trì ngăn ngừa (preventive). Sau này, nhờ công nghệ vi xử lý phát triển đồng thời thu thập dữ liệu máy dễ dàng hơn, bảo trì dự báo (predictive) dần trở lên phổ biến. Mình tin rằng, tương lai chỉ cần 5 đến 10 năm nữa thì máy móc có thể chủ động "nhắn" cho con người là "tôi sắp bệnh" để có hành động bảo trì ngăn ngừa kịp thời. Quay lại bảo trì trong các nhà máy, thì hiện tại phổ biến vẫn là bảo trì sửa chữa và bảo trì ngăn ngừa. Bảo trì sửa chữa hiểu đơn giản là khi nào hư thì sửa, không phải sử dụng nguồn nhân lực thường xuyên và in-house, xử lý sự cố bằng cách thay thế hay thuê ngoài vào sửa. Có nhiều nhược điểm trong bảo trì sửa chữa, chủ yếu vẫn là do bị động. Bảo trì sửa chữa phù hợp với các xưởng sản xuất chế biến nhỏ, môi trường làm việc không thuộc có nguy cơ nguy hiểm như cháy nổ, khi xảy ra sự cố ảnh hưởng đến sản lượng, không gây ảnh hưởng quá nhiều đến kế hoạch sản xuất. Ngượ...