Chuyển đến nội dung chính

02. Lạm bàn về Đại lý ủy quyền

 Đại diện hay đại lý độc quyền là hai hình thức hầu như đòi hỏi sự tin tưởng cao nhất từ hai phía: Hãng và đối tác địa phương của mình. Vì nếu không, cả hai đều có thể mất đi cơ hội mở rộng thị trường, hoặc thị trường rơi vào các Hãng khác.

Ngành điện, tự động hay bất cứ các ngành thuộc về engineering, khi các chức năng cơ bản, tin cậy, bền bỉ trong môi trường công nghiệp phải là yếu tố hàng đầu, thì việc thay đổi thói quen sử dụng sang một Hãng khác rất khó khăn. Quan điểm của kỹ sư vận hành và bảo trì là quan điểm thay like-for-like hay apple-for-apple. Khi thiết bị đang ổn định, chẳng có lý do nào kỹ sư lại đánh cược nghề nghiệp của mình bằng đề xuất thay đổi thiết bị sang Hãng khác. Kỹ sư dự án và phát triển dự án cũng tư duy "technology proven", nên họ sẽ thiết kế theo kinh nghiệm tốt nhất để đảm bảo dự án kịp tiến độ và chất lượng.

Với hình thức Đại lý ủy quyền (Authorization distributor), Hãng cũng vẫn lựa chọn theo các tiêu chí về thế mạnh và kinh nghiệm, khả năng cam kết đầu tư vào nguồn lực. Hình thức ủy quyền giảm thiểu khá nhiều rủi ro cho hãng khi không phụ thuộc vào 1 đại lý như hình thức độc quyền, nhưng lại tạo lên sự rắc rối về mặt thị trường. Mỗi đại lý là 1 chủ thể, có lợi ích riêng và tách biệt nhưng lại làm chung 1 sản phẩm, nên ưu tiên bán hàng sẽ khác nhau. Đa phần, nếu không kiểm soát tốt, Đại lý sẽ lại cạnh tranh trực tiếp với nhau về giá, vô hình chung làm giảm hình ảnh và uy tín của Hãng.

Với đại lý, rủi ro hiển hiện là mất quyền đại lý nếu không đạt doanh số cam kết. Chứng chỉ đại lý ủy quyền thường được cấp lại mỗi năm, chính điều này làm cho cam kết về dài hạn trở lên yếu ớt. Đại lý còn gặp 1 rủi ro nữa khi phải cạnh tranh với các đại lý khác. Có trường hợp tay trong tay ngoài, đại lý A xây dự án từ đầu nhưng đại lý B lại được hỗ trợ khi tham gia đấu thầu.

Khi trả lời câu hỏi về hình thức hợp tác, hãy nhìn vào các Hãng đối thủ, họ đang làm thế nào, thị trường được kiểm soát hay rối loạn ra sao... để tìm được cách thức phù hợp. Hình thức hợp tác càng lỏng lẻo, càng ít cam kết, thì khó có thể đòi hỏi đối tác làm thật nhiều. Hãng muốn thị trường phát triển nhưng ai cũng muốn hợp tác, mở rộng theo bề nổi mà không theo bề sâu, không cam kết rõ ràng thì chẳng đối tác nào dám đi làm market cho Hãng cả. Đây là câu hỏi lớn của những người làm chiến lược bán hàng, chỉ cần đi sai 1 năm, thị trường đã đi xa 1 dặm, thói quen đã hình thành thì khó mà thay đổi.

Hình thức đại lý ủy quyền này sâu xa mang rất nhiều mâu thuẫn cho cả hai bên nếu không kiểm soát tốt mối quan hệ và đội ngũ sale. Kết hợp giữa độc quyền 1 dải sản phẩm (hay ngành) + ủy quyền đại lý là 1 hình thức lai, pha trộn có thể là hình thức hiệu quả hơn.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thiết kế kỹ thuật: Thiết kế cơ sở front end và thiết kế chi tiết

 Thiết kế kỹ thuật (engineering design) thường được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn thiết kế cơ sở (Front end engineering) và giai đoạn thiết kế chi tiết (detailed engineering).  Giai đoạn front-end dài hay ngắn tùy thuộc vào từng dự án, quy mô dự án và các điều kiện khác. Đầu ra của giai đoạn front-end phải định nghĩa được các yêu cầu của dự án (project requirements), các tiêu chuẩn thiết kế, các hướng dẫn và các yêu cầu của nước sở tại hay yêu cầu riêng biệt của chủ đầu tư; chính những tài liệu này là cơ sở nền tảng cho sự thành công của giai đoạn sau là thiết kế chi tiết. Thông thường trong ngành dầu khí, các dự án được thiết kế front end khá bài bản và tốn nhiều thời gian, tuy nhiên nếu các tài liệu cơ sở này chi tiết và cụ thể, thì khi triển khai giai đoạn thiết kế chi tiết sẽ đẩy dự án đi rất nhanh và có chất lượng. Thiết kế front end thường là thiết kế mang tính cơ sở, thường hay được thực hiện bởi các kỹ sư nội bộ của chủ đầu tư. Vì tính chất ảnh hưởng của thiết kế c...

01. Đại lý ủy quyền, Đại diện hay Đại lý độc quyền?

  Chuyến đi dọc Việt Nam của mình là tháng 03/2005, lúc đó mình đi cùng 1 anh người Malaysia là Giám đốc marketing của vùng, nghiên cứu thị trường mảng công tắc ổ cắm cho Siemens. Sau khi có báo cáo về thị trường thì mình tham gia vào việc thương lượng và đàm phán tìm đại lý. Trong ngành Tự động, đo lường và điện dân dụng mà mình đang làm, đa số các Hãng lớn đến Việt Nam đều tìm cho mình một đối tác để có thể cùng nhau khai thác và phát triển thị trường. Các hình thức hợp tác cũng đa dạng, từ thương mại đến đại lý và đại diện. Việc xác định hợp tác với đối tác địa phương như thế nào tùy thuộc vào chiến lược của từng Hãng. Quyền đại diện là một trong những hình thức hợp tác giữa Hãng và công ty địa phương. Đại diện (Representatives): nói nôm na là cánh tay nối dài của Hãng khi họ chưa có văn phòng hay văn phòng nhỏ tại Việt Nam, Hãng sẽ trao quyền rất lớn cho đại diện của họ, hỗ trợ họ hết mình cả về Bán Hàng và đào tạo kỹ thuật cho nhân viên của công ty đại diện. Vì vậy đối với các...

Lại nói về bảo trì.

  Lại nói về bảo trì. Bảo trì thì có các loại: bảo trì sửa chữa (breakdown) và bảo trì ngăn ngừa (preventive). Sau này, nhờ công nghệ vi xử lý phát triển đồng thời thu thập dữ liệu máy dễ dàng hơn, bảo trì dự báo (predictive) dần trở lên phổ biến. Mình tin rằng, tương lai chỉ cần 5 đến 10 năm nữa thì máy móc có thể chủ động "nhắn" cho con người là "tôi sắp bệnh" để có hành động bảo trì ngăn ngừa kịp thời. Quay lại bảo trì trong các nhà máy, thì hiện tại phổ biến vẫn là bảo trì sửa chữa và bảo trì ngăn ngừa. Bảo trì sửa chữa hiểu đơn giản là khi nào hư thì sửa, không phải sử dụng nguồn nhân lực thường xuyên và in-house, xử lý sự cố bằng cách thay thế hay thuê ngoài vào sửa. Có nhiều nhược điểm trong bảo trì sửa chữa, chủ yếu vẫn là do bị động. Bảo trì sửa chữa phù hợp với các xưởng sản xuất chế biến nhỏ, môi trường làm việc không thuộc có nguy cơ nguy hiểm như cháy nổ, khi xảy ra sự cố ảnh hưởng đến sản lượng, không gây ảnh hưởng quá nhiều đến kế hoạch sản xuất. Ngượ...